Thước cặp là gì và những điều cần biết về thước cặp

Thước cặp là gì? Phân loại, cấu tạo, đặc điểm, cách sử dụng, lưu ý khi bảo quản & sử dụng, ưu nhược điểm và nơi cung cấp thước cặp uy tín, chất lượng

Thước cặp là một dụng cụ đo với độ chính xác cao, được sử dụng phổ biến trong một số lĩnh vực như cơ khí,…Tuy nhiên, về loại dụng cụ này, không phải ai cũng được tiếp xúc với chúng do đây được xem là loại dụng cụ chuyên dụng cho một số lĩnh vực. Vì vậy, Cholab mong muốn qua bài này sẽ chia sẽ những thông tin cơ bản về thước cặp đến mọi người để mọi người có cái nhìn toàn diện và hiểu hơn về dụng cụ này.

THƯỚC CẶP LÀ GÌ?

Thước cặp là gì

Thước cặp hay còn gọi là thước kẹp, là dụng cụ đo đa dụng dùng để đo kích thước ngoài, kích thước trong, đo chiều sâu với độ chính xác cao và cách sử dụng tương đối đơn giản.

Thước cặp được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau nhưng chủ yếu là cơ khí chế tạo, nhựa, gỗ hay nhôm kính,..

PHÂN LOẠI THƯỚC CẶP

Phân loại thước cặp

Phân loại theo đặc điểm, thước cặp được chia thành 3 loại sau:

  • Thước cặp đồng hồ: hiển thị kết quả đo trên mặt đồng hồ số.
  • Thước cặp cơ khí: hiển thị kết quả đo trên vạch cơ khí.
  • Thước cặp điện tử: hiển thị kết quả đo trên mặt đồng hồ điện tử.

Phân loại theo độ chính xác, thước cặp được phân chia thành các loại như sau:

  • Thước cặp 1/10: đo được kích thước chính xác tới 0.1mm
  • Thước cặp 1/20: đo được kích thước chính xác tới 0.05mm
  • Thước cặp 1/50: đo được kích thước chính xác tới 0.02mm

CẤU TẠO THƯỚC CẶP

Thước cặp được phân thành các loại khác nhau theo đặc điểm, độ chính xác,…nhưng nhìn chung hầu hết các loại thước cặp đều có cấu tạo gồm các bộ phân cơ bản sau:

  • Con trượt: di chuyển được để điều chỉnh cho đến khi chạm vào vật thể đo rồi kẹp chặt
  • Mỏ đo ngoài: hàm trước của thước
  • Mỏ đo trong: để đo kích thước trong của vật thể;
  • Mỏ đo chính: phần mũi nhọn của hàm đo
  • Vít giữ: khoá chuyển động của con trượt
  • Thanh đo: để độ sâu vật thể

ĐẶC ĐIỂM CỦA THƯỚC CẶP

Thước cặp thường có độ chia 0,05mm hoặc 0,02mm

Thước được làm bằng thép không gỉ do đó độ bền của dụng cụ này tương đối cao và cũng gọn nhẹ, thao tác sử dụng đơn giản

Thước cặp khi muốn đo được vật thể thì cần phải di chuyển hàm đo

Về đặc điểm của các loại thước cặp cụ thể:

  • Thước cặp đồng hồ: hiển thị kết quả đo trên mặt đồng hồ số.
  • Thước cặp cơ khí: hiển thị kết quả đo trên vạch cơ khí.
  • Thước cặp điện tử: hiển thị kết quả đo trên mặt đồng hồ điện tử

Thước cặp thường dùng để đo các chi tiết máy

CÁCH SỬ DỤNG THƯỚC CẶP

Để đảm bảo sử dụng thước cặp đúng cách và đạt độ chính xác cao, trước khi đo cần kiểm tra cần kiểm tra các yếu tố sau:

  • Kiểm tra bề mặt đối tượng cần đo xem có đạt độ sạch theo yêu cầu chưa, nếu chưa đạt độ sạch theo yêu cầu thì cần tiến hành làm sạch bằng các dụng cụ phù hợp
  • Khi đo phải giữ cho hai mặt phẳng của thước song song với kích thước cần đo.
  • Trường hợp phải lấy thước ra khỏi vị trí đo thì vặn đai ốc hãm để cố định hàm động với thân thước chính.
  • Nếu đo mặt trong của chi tiết thì ta phải cộng thêm 10mm với thước đơn vị mm

LƯU Ý KHI BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THƯỚC CẶP

Để đảm bảo thước cặp cho kết quả đo chính xác và đảm bảo độ bền của thước, cần tuân theo các yêu cầu về bảo quản và sử dụng thước như sau:

  • Không dùng thước để đo khi vật đang quay
  • Không đo các mặt thô bẩn
  • Không ép mạnh hai mỏ đo vào vật đo
  • Cần hạn chế việc lấy thước ra khỏi vật đo rồi mới đọc trị số đo.
  • Thước đo xong phải đặt đúng vị trí ở trong hộp, không đặt thước chồng lên các dụng cụ khác hoặc đặt các dụng cụ khác chồng lên thước
  • Luôn giữ cho thước không bị bụi bẩn bám vào thước, nhất là bụi đá mài, phôi gang, dung dịch tưới
  • Sau khi sử dụng xong phải lau chùi thước bằng giẻ sạch và bôi dầu mở
  • Thước kẹp cần được bảo quản ở những nơi khô ráo, tránh ẩm ướt, và thường xuyên kiểm tra để hiệu chỉnh chính xác.
  • Trước khi đo các đối tượng, trước hết cần phải bấm ON để khởi động thước
  • Nhấn nút mm/inch để lựa chọn hệ đơn vị mong muốn như bạn muốn. Cuối cùng, nhấn nút ZERO để thiết lập bằng không.
  • Nhấn ON / OFF để tắt nguồn điện khi thước không được sử dụng, tháo pin ra khỏi máy nếu máy không được sử dụng trong một thời gian dài.
  • Đối với pin, nếu màn hình hiển thị không bình thường (chữ số nhấp nháy hoặc thậm chí không hiển thị) cho thấy pin đã sắp hết, lúc này cần phải thay thế bằng một cái mới.
  • Trong trường hợp nước vào nắp pin, mở nắp ngay lập tức và thổi vào bên trong nắp pin ở nhiệt độ không quá 40°C cho đến khi khô.

ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA THƯỚC CẶP

Ưu điểm

  • Thước cặp có ưu điểm là linh động, thao tác sử dụng đơn giản nên có thể cho kết quả nhanh chóng, tiện tính toán.

Nhược điểm

  • Khi đo, thân thước cặp và đối tượng đo không thể cùng năm trên 1 đường thằng và thường tạo khoảng cách nhất định.
  • Khớp trước ở thước cặp sẽ ảnh hưởng đến kết quả đo của thước do đối tượng đo phải chịu lực éo đến từ thanh trượt
  • Độ chia của thước cặp được xem là khá lớn nên khi đo các vật tư cơ khí nhỏ như bu lông, ốc vít sẽ không cho kết quả chính xác cao

NƠI CUNG CẤP THƯỚC CẶP UY TÍN, CHẤT LƯỢNG

Nơi cung cấp thước cặp

Cholab hiện đang là địa chỉ uy tín cung cấp đầy đủ các loại thước cặp với uy tín, chất lượng đã được người tiêu dùng tin dùng trong thời gian vừa qua. Với phương châm luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu, đặt tâm huyết vào từng sản phẩm, luôn mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất, Cholab chắc chắn sẽ là nơi bạn không thể bỏ qua khi muốn tìm mua các sản phẩm thước cặp và những thiết bị phòng Lab khác. Hãy liên hệ với chúng tôi để bạn được cung cấp những sản phẩm với chất lượng tốt nhất, nguồn gốc rõ ràng và giá cả cạnh tranh nhé. 

Qua những chia sẽ trên, Cholab hy vọng bạn đã có cái nhìn toàn diện hơn cùng những thông tin hữu ích về thước cặp và những vấn đề cơ bản về loại dụng cụ này. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc nào về thước cặp hoặc bất kì vấn đề liên quan nào khác thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi, đội ngũ nhân viên Cholab luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. Vui lòng để lại binh luận bên dưới bài viết này nhé.