Thiết bị đo độ dẫn điện và một số lưu ý khi sử dụng thiết bị này
Độ dẫn điện là gì? Thế nào là thiết bị đo độ dẫn và chúng gồm những loại nào? Hướng dẫn sử dụng bút đo EC đúng cách và cần lưu ý khi đo? Một số lỗi thường gặp phải trong quá trình đo độ dẫn mà bạn cần lưu ý là gì?
Độ dẫn điện hay còn được gọi tắt là EC chắc hẳn là một khái niệm không còn quá xa lạ đối với chúng ta, nhất là đối với đời sống sản xuất. EC biểu thị mức độ truyền tải dòng điện của một chất. Các hạt tích điện nhỏ, được gọi là ion, giúp mang điện tích đi qua một chất. Các ion này có điện tích dương hoặc âm. Càng có nhiều ion thì độ dẫn điện càng cao, ít ion hơn thì độ dẫn điện sẽ thấp hơn.
Đo độ pH của đất cho bạn hình dung tổng quan về lượng chất dinh dưỡng trong đất, trong khi độ dẫn (EC) cho biết hàm lượng thật sự về nó. Đo EC là cách tốt nhất để đo cường độ của các ion trong đất. Điều này giúp bạn theo dõi các chất dinh dưỡng đã có sẵn cho cây trồng. Do đó việc đo được độ dẫn điện trong đất là điều có vai trò rất quan trọng và cần thiết. Để nắm bắt được những thông tin cơ bản về thiết bị đo độ dẫn điện và cần lưu ý những gì khi sử dụng các thiết bị này, hãy cùng CHỢ LAB tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thiết bị đo độ dẫn điện và một số lưu ý khi sử dụng thiết bị này
Thiết bị đo độ dẫn điện EC
Hiện nay, việc đo được độ dẫn điện của đất ngày càng trở nên dễ dàng và tiện lợi bởi sự ra đời của nhiều thiết bị hiện đại. 2 thiết bị đo độ dẫn điện được sử dụng nhiều nhất hiện nay chính là Bút đo độ dẫn EC và máy đo độ dẫn.
Bút đo độ dẫn (EC)
Có rất nhiều loại bút đo EC ra đời đáp ứng nhu cầu sử dụng cho từng mục đích khác nhau của khác hàng như: Bút đo dùng hai đầu điện cực hoặc sử dụng đầu dò bốn vòng… Một chiếc bút đo có thể được tích hợp nhiều chức năng khác nhau như vừa đọ độ dẫn điện EC và tổng chất rắn hòa tan (TDS), đo pH,… rất thuận lợi cho người sử dụng.
Ưu điểm: Dễ sử dụng, thiết kế nhỏ gọn, giá thành khá rẻ.
Nhược điểm: Thang đo giới hạn, phải chọn từng loại bút phù hợp từng mẫu.
Bút đo độ dẫn (EC)
Máy đo độ dẫn (EC)
Máy đo độ dẫn điện có 2 đầu dẫn điện đo độ 2 cực và 4 cực, người sử dụng có thể lựa chọn đầu dẫn phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.
Ưu điểm: Độ chính xác cao trong phòng thí nghiệm. Nhiều tùy chọn đa thông số hơn. Có thể tùy chỉnh
Nhược điểm: Cần nhiều bước và đòi hỏi chuyên môn cao hơn khi sử dụng và giá thành đắt hơn so với bút đo. Chúng mang lại độ chính xác trong phòng thí nghiệm cũng như hiện trường. Những máy đo này khác nhau về thiết kế và chức năng. Một số có thiết kế hai nút đơn giản, trong khi một số khác có quyền truy cập menu chi tiết. Hầu hết các máy đo độ dẫn điện cầm tay trong đất có thể kiểm tra nhiều thông số cùng một lúc. Có tùy chọn chống thấm nước.
Máy đo độ dẫn (EC)
Hướng dẫn sử dụng bút đo EC
Cách đo:
Bút đo EC được thiết kế khá đơn giản, người dùng có thể dễ dàng đo được độ EC qua các bước cơ bản sau:
Bước 1. Rút nắp mở ở đầu bút
Bước 2. Nhấn công tắc trên thân bút đo, đặt điện cực vào dung dịch cần thử TDS
Bước 3. Chờ 15-30 giây, sau khi ổn định về thông số, nhấn và nút GIỮ nút Hold để đọc.
Bước 4. Sau khi đọc, tắt đồng hồ, lau sạch đầu điện cực.
Lưu ý:
Khi tiến hành đo độ dẫn điện cho mẫu, người sử dụng cần phải lựa chọn thiết bị đo phù hợp với nhu cầu. Quá trình lựa chọn đúng thiết bị là hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác của kết quả đo.
Bên cạnh đó, ngoài cách lựa chọn thiết bị phù hợp, người dùng cần lưu ý một chút khi sử dụng để kết quả đo chính xác và thiết bị có tuổi thọ cao:
- Đặt điện cực ở giữa cốc đo để hạn chế hiệu ứng rìa (khi đặt điện cực gần rìa cốc đo hoặc bể đo, giá trị đo bị sai lệch).
- Dung dịch mẫu phải lấp đầy điện cực, không được có bọt khí bên trong điện cực.
- Khi đo dung dịch mẫu có độ dẫn điện thấp, nên thực hiện thao tác đo nhanh, do mẫu dễ hấp thụ CO2, O2… từ không khí làm ảnh hưởng đến kết quả đo.
- Khi đo liên tục: Giữa các lần đo có thể để điện cực trong nước cất. Nếu để qua đêm hoặc không cần sử dụng trong thời gian dài, cần rửa sạch và bảo quản khô, vì các dung dịch còn sót lại trong điện cực có thể làm nhiễm bẩn hoặc ăn mòn nhiệt cực, ảnh hưởng đến độ chính xác của phép đo.
Một số lỗi thường gặp phải khi tiến hành đo độ dẫn
Thiết bị đo độ dẫn điện EC
Sử dụng đầu dò không phù hợp
Lỗi này thường xảy ra đối với rất nhiều người. Do quá trình lựa chọn đầu dò không phù hợp làm cho quá trình đo gặp phải những sai số khó tránh khỏi.
Đầu dò 2 cực được thiết kế với hằng số cell dựa trên thang đo dự kiến của bạn. Đối với thang đo cao sẽ sử dụng hằng số cell lớn hơn (các chân cảm biến cách xa nhau hơn). Đối với thang đo cao thấp cần hằng số cell nhỏ hơn (các chân cảm biến gần nhau hơn) để đo dòng điện. Do đó, các máy đo EC với loại đầu dò 2 cực sẽ bị giới hạn thang đo nhất định.
Nếu bạn muốn đo nhiều mẫu có giá trị độ dẫn khác nhau, đầu dò 4 vòng là lựa chọn tốt hơn. Máy đo với đầu dò 4 vòng sẽ cho dải đo rộng hơn và tiện lợi không cần sử dụng nhiều đầu dò.
Nếu bạn cần một đầu dò để làm việc với các thiết bị công nghiệp, đầu dò dạng cảm ứng sẽ chịu được các điều kiện khắc nghiệt với tính năng kháng hóa chất cao hơn và hữu ích trong các ứng dụng công nghiệp.
Hiệu chuẩn đầu dò sai cách
Các dung dịch hiệu chuẩn đầu đo độ dẫn dễ bị nhiễm bẩn, có nghĩa là bất kỳ mẫu nước khử ion nào còn sót lại trên đầu dò sẽ thay đổi giá trị chuẩn của dung dịch.
Vì vậy, dung dịch chuẩn được sử dụng phải đảm bảo độ tinh khiết và không bị nhiễm bẩn.
Cần lưu ý rằng phải luôn sử dụng dung dịch hiệu chuẩn mới cho mỗi lần hiệu chuẩn và nên sử dụng dung dịch chuẩn có nồng độ gần với giá trị của mẫu (Dung dịch hiệu chuẩn phổ biến nhất cho độ dẫn là 1413 µS/cm)
Mẫu bị nhiễm bẩn
Giống như dung dịch hiệu chuẩn độ dẫn, dung dịch mẫu của bạn cũng dễ bị nhiễm bẩn, đặc biệt nếu nó có độ dẫn thấp. Mẫu bị nhiễm bẩn sẽ gây khó khăn trong quá trình đo và dẫn đến sai số.
Cần chú ý về việc rửa đầu dò sau khi sử dụng để làm sạch các vết mẫu còn sót lại trên các cảm biến và giữ sạch cho các lần đo sau.
Sự phân cực điện cực
Sự phân cực sẽ làm cho kết quả đo mẫu bị chênh lệch lớn so với kết quả dự kiến. Khi chọn máy đo độ dẫn, bạn hãy đảm bảo rằng thang đo của máy đo được độ dẫn dự kiến của mẫu cần đo.
Khi một điện tích tích tụ trên các cảm biến của hai đầu đọc điện cực sẽ làm điện cực không chính xác. Điều này có thể xảy ra với bất kỳ đầu dò 2 cực nào, nhưng nó phổ biến nhất với những đầu dò có chân bằng thép không gỉ. Giải pháp cho vấn đề này là sử dụng máy đo độ dẫn với cảm biến than chì, vì chúng ít phản ứng hơn. Các máy đo độ dẫn này sử dụng các tần số dòng điện xen kẽ và các tổ hợp tế bào liên tục hoạt động tốt nhất trong một phạm vi nhất định, do đó chúng giảm thiểu các tác động của sự phân cực.
Hiệu ứng trường biên
Máy đo độ dẫn cho kết quả đo không ổn định?
Hiệu ứng trường biên là điện trường được tạo ra bởi đầu dò (điện trường được sử dụng để đo độ dẫn) đang bị nhiễu bởi một vật khác, chẳng hạn như các cạnh của cốc chứa dung dịch. Kim loại sẽ làm kết quả đo được từ máy đo sẽ cao hơn giá trị thực tế của mẫu. Thủy tinh và nhựa sẽ làm kết quả đo được từ máy đo sẽ thấp hơn giá trị thực tế của mẫu.
Để tránh tình trạng này, cần đảm bảo rằng đầu dò độ dẫn không quá gần với các cạnh hoặc đáy cốc chứa dung dịch, khoảng cách 2.5cm là tốt nhất.
Phần cảm biến không tiếp xúc được với dung dịch cần đo
Khi tiến hành quá trình đo, cần lưu ý phẩn cảm biến trên đầu đo độ dẫn phải hoàn toàn được nhúng chìm trong dung dịch. Bước này đặc biệt quan trọng với đầu đo độ dẫn 4 vòng, bởi vì bạn sẽ cần một mẫu lớn hơn so với các đầu dò khác để đảm bảo rằng tất cả 4 vòng và lỗ thông hơi đều ngập hoàn toàn.
Nếu phần cảm biến không được nhúng chìm trong dung dịch sẽ không thể đo được độ dẫn điện của mẫu.
Không bù nhiệt độ khi đo
Một yếu tố quan trọng nên xem xét khi mua máy đo độ dẫn là nhiệt độ. Nhiều máy có tính năng bù nhiệt độ tự động để đảm bảo rằng phép đo phù hợp trong một phạm vi nhiệt độ.
Khi mẫu có nhiệt độ vượt mức nhiệt độ phòng (25°C/77°F) sẽ cho ra những kết quả đo độ dẫn khác nhau. Điều này là do khi nhiệt độ tăng, các ion trong dung dịch di chuyển nhanh hơn. Máy đo có tính năng bù nhiệt độ giúp điều chỉnh kết quả đo dựa trên nhiệt độ của mẫu, cho kết quả chính xác hơn.
Nơi mua thiết bị đo độ dẫn điện
Nơi mua thiết bị đo độ dẫn điện
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cơ sở phân phối thiết bị đo độ dẫn điện. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng trong quá trình sử dụng, người tiêu dùng nên lựa chọn những nơi bán thiết bị uy tín.
CHOLAB là nơi chuyên cung cấp Thiết bị đo độ dẫn điện uy tín, chất lượng. Những sản phẩm chúng tôi đem đến luôn đảm bảo chất lượng hàng đầu và giá cả vô cùng hợp lý. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua các sản phẩm hóa chất, thiết bị thí nghiệm, hãy tìm đến với chúng tôi bằng cách liên hệ trực tiếp tại Website này hoặc theo thông tin được cung cấp dưới đây:
- Tư vấn bán hàng: 0888203779
- Hỗ trợ kỹ thuật: 0857389779
- Email: info@cholab.vn
- Địa chỉ: Lầu 4, 403 Nguyễn Thái Bình, Phường 12, Quận Tân Bình.
Trên đây là những thông tin khá bổ ích liên quan đến Độ dẫn điện và những lưu ý khi sử dụng thiết bị đo độ dẫn điện mà bạn đọc không nên bỏ lỡ. Chúng tôi hy vọng sau bài viết này sẽ giúp quý độc giả hiểu và nắm được những đặc điểm nổi bật về độ dẫn điện. Nếu có bất kì thắc mắc nào về bài viết cũng như nếu có nhu cầu mua sản phẩm, vui lòng để lại lời nhắn phía dưới để được hỗ trợ tốt nhất.