Nồng Độ pH Của Một Số Chất Phổ Biến
Độ pH là gì? Độ pH của nước là gì? Độ pH của đất được phân chia như thế nào? Xác định độ pH của máu và nước tiểu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe? Độ pH của axit, bazo và những chất phổ biến khác.
Như chúng ta đã biết, Độ pH được hiểu là mức độ hoạt động của ion H+ trong môi trường dung dịch dưới sự tác động bởi 1 hằng số điện ly. Mỗi dung dịch hay vật mẫu đều có những độ pH khác nhau phù hợp với từng môi trường khác nhau để xác định được tình trạng của bản thân nó. Ví dụ như độ pH của nước có thể chỉ ra cho chúng ta thấy được nước đó có phải là nước sạch đạt chuẩn để sử dụng hay đã bị nhiễm phèn. Thậm chí dựa vào độ pH của máu hay nước tiểu có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của mỗi người. Do đó, việc biết và nắm bắt được độ pH là rất cần thiết.
Hôm nay, CHOLAB sẽ thông tin đến cho bạn đọc chỉ số pH của các chất phổ biến thường bắt gặp trong đời sống mà có thể bạn cần biết tới.
Độ pH của nước
Độ pH của nước
Nước được xem là dung dịch phổ biến nhất trên trái đất (trái đất có đến ¾ là đại dương) và chiếm đến hơn 70% trong cơ thể người. Do đó, chúng ta không thể sống nếu không bổ sung nước trong vòng 24h. Chính vì tầm quan trọng của nó, chúng ta cần nắm rõ các chỉ số pH trong nước để biết tình trạng nguồn nước mà mình sử dụng.
Nước trên trái đất có nhiều loại như nước mặn, nước ngọt, nước phèn… Và mùi vị trong nước là do pH quyết định. Mỗi loại nước lại chứa một độ pH riêng ví dụ như:
- Nước tinh khiết hay còn gọi là nước cất có độ pH là 7
- Theo tiêu chuẩn được quy định, nước sử dụng cho sinh hoạt có độ pH chuẩn là 6,0 – 8,5 và của nước uống là 6,5 – 8,5.
- Nếu nước sinh hoạt mà bạn sử dụng hằng ngày không nằm trong khoảng này thì bạn nên tìm các biện pháp xử lý lọc nước để sử dụng nhằm đảm bảo sức khỏe.
- Ngoài ra, biết được độ pH của nước còn giúp người chăn nuôi thủy hải sản điều chỉnh các chỉ số liên quan đến nước nhằm đảm bảo năng suất, chất lượng.
Độ pH của đất
Độ pH của đất
Đất là một tài nguyên quan trọng đối với đời sống sinh hoạt và sản xuất. Giống với nước, đất cũng được chia thành nhiều loại khác nhau, mỗi loại đất ở mỗi khu vực khác nhau đều có nồng độ pH khác nhau. Có thể kể đến một số loại đất điển hình ở Việt Nam như là:
- Đất trung tính là đất có độ pH 7, đây là loại đất thích hợp với nhiều loại cây trồng nhiệt đới mà tiêu biểu nhất là cây lúa nước.
- Đất kiềm là đất có độ pH lớn hơn 7, đây là loại đất có nhiều ở miền Tây Nam Bộ. Đặc điểm của loại đất này là ít chất dinh dưỡng, không thích hợp trồng trọt các loại cây nông nghiệp.
- Đất chua là đất có độ pH nhỏ hơn 7. Các loại cây trồng nói chung thích hợp với đất có độ pH từ 4 đến 7. Với đất có pH < 4 được gọi là đất phèn, loại đất này cần phải cải tạo mới có thể canh tác vì độ dinh dưỡng rất thấp.
Theo như văn bản của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ – Dịch vụ bảo tồn tài nguyên thiên nhiên đã phân loại phạm vi pH đất như sau:
Tên | Phạm vi pH |
Siêu axit | <3,5 |
Cực kỳ axit | 3.5 – 4.4 |
Axit rất mạnh | 4.5 |
Axit mạnh | 5.1 5.15.5 |
Axit vừa phải | 5,6666.0 |
Có tính axit nhẹ | 6.1 – 6.5 |
Trung tính | 6,6777.3 |
Hơi kiềm | 7.4 – 7.8 |
Kiềm vừa phải | 7.9 – 8.4 |
Kiềm mạnh | 8,5 |
Kiềm rất mạnh | > 9.0 |
Nắm bắt được độ pH của đất có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nhất là đối với một nước thuần nông nghiệp như nước ta.
Độ pH của máu
Độ pH của máu trong động mạch thường xấp xỉ 7,40 (dao động từ 7,35 đến 7,45), nên nó có tính kiềm nhẹ, nếu vượt quá phạm vi này chỉ bằng một phần mười đơn vị pp có thể gây tử vong. pH máu giảm xuống dưới 7,35 được xem là toan máu (thường do nhiễm toan) và pH trên 7,45 được gọi là kiềm máu (thường do nhiễm kiềm).
Độ pH của nước tiểu
Độ pH của nước tiểu
Nước tiểu bình thường ở người khỏe mạnh có tính axit nhẹ với độ pH nằm trong khoảng từ 4,8 – 8,5. Độ pH trung bình thường gặp là 5,8. Nếu độ pH = 4 nghĩa là nước tiểu đang có tính axit mạnh, pH = 9 nghĩa là nước tiểu có tính bazơ.
Nước tiểu của mỗi người có nồng độ pH khác nhau. Việc xác định nồng độ nước tiểu giúp kiểm tra sức khỏe và phát hiện các loại bệnh như suy thận, đái tháo đường, sỏi thận và đặc biệt là bệnh viêm dạ dày do virut hp gây ra.
Độ axit của nước tiểu cao hay thấp là do nồng độ các axit tự do có trong nước tiểu. Thận có chức năng điều hòa cân bằng nước và các chất điện giải, trong đó có pH của nước tiểu. Vì thế, thông qua giá trị pH ta có thể kiểm tra được một số rối loạn hay các bệnh về thận. Ví dụ:
- Độ pH=9 hoặc pH>9 có thể mắc các bệnh viêm bàng quang, viêm bể thận
- Độ pH thấp, nước tiểu có tính axit cao có thể mắc bệnh đái tháo đường, sỏi thận,…
Độ pH của axit
Axit là những dung dịch có độ pH từ pH = 0 đến ph < 7 trong thang đo pH.
Những hóa chất có tính aixt phổ biến thường gặp trong phòng thí nghiệm là HCl, H2SO4. Các axit này rất nguy hiểm nên cần lưu ý khi sử dụng.
Độ pH của axit
Độ pH của ba zơ
Bazơ hay còn gọi là kiềm có độ pH từ 8 đến pH 14
Những chất hóa học có tính bazơ phổ biến như là: NaOH, KOH, Mg(OH)2
Độ pH của một số chất khác
Độ pH của một số chất khác
Trên đây là nồng độ pH của một số chất chúng ta thường bắt gặp trong đời sống. Chúng tôi hy vọng rằng bài viết này sẽ đem lại cho bạn những thông tin bổ ích và thú vị, giúp chúng ta biết được những chỉ số liên quan đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt. Nếu có bất kì thắc mắc nào chưa rõ về bài viết, vui lòng để lại lời nhắn để được hỗ trợ tốt nhất. Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu mua các thiết bị, dụng cụ đo độ pH, đừng ngần ngại hãy gọi ngay cho CHOLAB – nơi phân phối thiết bị thí nghiệm uy tín với chất lượng hàng đầu. Chúng tôi rất mong được trở thành đối tác của bạn trong tương lai.