Độ pH là gì? Độ pH có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống và sản xuất? Đó là những câu hỏi được rất nhiều người đặt ra khi nghe đến khái niệm độ pH. Chắc hẳn trong đời sống, chúng ta đã không ít lần nghe đến tên gọi này, chúng được sử dụng khá nhiều trong đời sống như là đo độ pH của nước sinh hoạt để xác định tình trạng nguồn nước có tính chất như thế nào, có phù hợp để sử dụng hay không. Hay thậm chí người ta còn nhắc đến độ pH trong quá trình lựa chọn mỹ phẩm chăm sóc da. Vậy chỉ số này thực tế là gì? Hãy cùng CHOLAB đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Độ pH là gì?
Độ pH là gì?
Độ pH được hiểu là chỉ số đo độ hoạt động của các ion H₃O⁺ (H+) trong môi trường dung dịch dưới sự tác động bởi 1 hằng số điện ly. Nếu lượng ion H+ trong dung dịch nhiều, hoạt động mạnh thì dung dịch đó mang tính axit, ngược lại nếu lượng ion H+ thấp thì dung dịch đó có tính bazơ.
Giá trị pH là biểu thức của tỷ lệ [H +] đến [OH‐] (nồng độ ion hydroxit). Do đó, nếu [H +] là lớn hơn [OH‐], dung dịch có tính axit. Ngược lại, nếu [OH‐] lớn hơn [H + thì dung dịch là bazơ.
Thang đo độ pH được chia từ 0 – 14. Nước trung tính có chỉ số pH=7, nước có độ pH < 7 được gọi là dung dịch có tính axit, pH > 7 là dung dịch có tính kiềm.
pH được định nghĩa là logarit âm của nồng độ ion hydro chạy từ 0 đến 14. Nó được thể hiện bằng toán học như sau :
Công thức tính độ pH: pH = -log[H+]
Ý nghĩa của độ pH trong đời sống
Độ pH được xem là một chỉ số có vai trò rất quan trọng trong nhiều ngành nghề hiện này cũng như trong thực tế đời sống.
Trong phòng thí nghiệm:
- Trong các hoạt động nghiên cứu, hầu hết tất cả các quá trình có sự tồn tại của nước đều cần đo pH. Việc này bao gồm chuẩn đoán hóa học, kiểm tra chất lượng nước khoa học môi trường và các thí nghiệm môi trường sinh học.
- Việc đo độ pH được xem là một bước quan trọng không thể thiếu trong các thí nghiệm có liên quan đến nước và được xem là có vai trò rất quan trọng đối với ngành thí nghiệm nói riêng.
Đối với cơ thể:
Ý nghĩa của độ pH trong đời sống
- Tất cả các sinh vật sống đều phụ thuộc vào mức độ pH thích hợp để duy trì sự sống, cơ thể người và sinh vật dựa vào cơ chế nội bộ để duy trì 1 nồng độ pH nhất định để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh. Việc xác định được độ pH của cơ thể sẽ cho biết tình trạng sức khỏe và sự sống của sinh vật đồng thời có thể xác định môi trường sống và chế độ ăn uống phù hợp với từng cá thể khác nhau.
- Theo nghiên cứu, nồng độ pH trong cơ thể người nằm trong khoảng 7.3 đến 7.4. Từ lúc vừa mới sinh, cơ thể người đã mang tính kiềm. Độ pH 7.3-7.4 là nồng độ tốt nhất để các tế bào trong cơ thể hoạt động bình thường.
- Trong quá sinh ăn uống và sinh hoạt, do nhiều nguyên nhân nên cơ thể chúng ta mất đi tính kiềm tự nhiên vốn có mà chuyển sang tính axit. Lượng axit dư thừa trong cơ thể là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường, các bệnh về dạ dày, đường ruột…
Nên Mua Máy đo pH tại đây.
Đối với các ngành công nghiệp, sản xuất:
- Độ pH là một yếu tố có vai trò điều chỉnh nồng độ mùi vị thực phẩm trong các ngành chế biến, đảm bảo cho thực phẩm và các loại nước uống đạt được mùi vị chuẩn và góp phần quan trọng trong quá trình bảo quản thực phẩm. ( Ví dụ như các loại thực phẩm tươi sống như thịt sẽ phải có độ pH ở mức 5,5- 6,2. Trong trường hợp pH nhỏ hơn 5,3 thì có lẽ thịt đã bị ôi thiu).
- Nó còn là một chỉ số được các nhà sản xuất mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân quan tâm vì độ pH của sản phẩm có ảnh hưởng khá lớn đến cơ thể. ( Ví dụ như Da và tóc có độ pH giao động ở ngưỡng 5.5 vì vậy muốn da và tóc khỏe mạnh thì chúng ta nên chọn những mỹ phẩm có độ pH nhỏ hơn 7 để đảm bảo an toàn). Dựa vào chỉ số này mà các nhà sản xuất có thể sản xuất ra các sản phẩm phù hợp với nhiều nhu cầu khác nhau.
- Trong sản xuất nông nghiệp, việc xác định độ pH của đất, nước là điều rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng cây trồng, nuôi cá koi.
Ý nghĩa của độ pH trong đời sống
Trong đời sống sinh hoạt:
- Độ pH là một nhân tố rất quan trọng để đánh giá các tiêu chí liên quan đến môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của con người.
- Việc sử dụng thường xuyên nguồn nước có nồng độ pH cao thì rất dễ bị mắc các bệnh liên quan đến sỏi thận, sỏi mật,.. Nếu như độ pH của nước ở mức quá thấp thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hệ tiêu hóa và mòn men răng hay làm gia tăng ion kim loại từ các vật chứa nước. Những điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe chúng ta.
- Độ pH còn liên quan đến tính ăn mòn thiết bị, đường ống dẫn nước và các dụng cụ chứa nước.
Độ pH trong nước bao nhiêu là phù hợp cho sức khỏe con người?
Độ pH trong nước bao nhiêu là phù hợp cho sức khỏe con người?
Theo Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt của Bộ Y tế ban hành (QCVN 02-2009), độ pH của nước sinh hoạt là 6 – 8,5. Tuy nhiên các nhà khoa học đã khuyến cáo, uống nước có độ ph<7 (độ pH thấp) rất có hại cho sức khỏe con người, nguyên nhân là do tính axit của nước có thể làm gia tăng các ion kim loại từ các vật chứa hay tiếp xúc.
Độ pH trong nước được xem là phù hợp cho sức khỏe con người dao động từ 7 – 9,5. Trong đó:
- Nước trung tính được dùng để uống thuốc và sinh hoạt
- Nước kiềm (Nước ion kiềm độ 7
Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể, mỗi người chúng ta nên biết đến những thông tin này để có chế độ ăn uống và sử dụng thực phẩm hợp lý.
Trên đây là tất cả những thông tin khá cần thiết mà CHOLAB muốn gửi đến bạn về các khái niệm liên quan đến độ PH cũng như những ảnh hưởng của độ PH trong đời sống. Nếu còn bất kì thắc mắc nào thì đừng ngần ngại để lại lời nhắn phía dưới để được giải đáp cụ thể nhất. Đặc biệt nếu bạn có nhu cầu mua các thiết bị, dụng cụ liên quan đến việc kiểm tra độ pH thì công ty chúng tôi rất hân hạn được phục vụ bạn. Chúng tôi luôn cam kết đem đến cho bạn những sản phẩm máy đo pH uy tín và chất lượng hàng đầu với giá cả tốt nhất.