Độ dẫn điện và những thông tin hữu ích bạn không nên bỏ qua - Chợ Lab

Độ dẫn điện và những thông tin hữu ích bạn không nên bỏ qua

Độ dẫn điện là gì? Tại sao phải đo độ dẫn điện trong đất và chúng có tầm quan trọng như thế nào đối với công tác thủy canh? Làm thế nào để đo độ dẫn điện của đất? Có những thiết bị nào để đo chỉ số này và nên mua chúng ở đâu để đảm bảo chất lượng tốt nhất?

Là một nước có nền nông nghiệp lâu năm, chắc hẳn rằng chúng ra sẽ không còn qua xa lạ khi nghe đến khái niệm Độ dẫn điện trong đất. Cùng với độ pH, nồng độ chất rắn hòa tan (TDS), độ dẫn điện EC là những chỉ số quan trọng không thể bỏ qua khi nghiên cứu môi trường liên quan đến sản xuất. Vậy độ dẫn điện là gì? Làm thế nào để đo độ dẫn điện trong đất? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời qua bài viết đưới dây.

Độ dẫn điện là gì?

Dẫn điện là khả năng của một môi trường cho phép sự di chuyển của các hạt điện tích qua nó, khi có lực tác động vào các hạt, ví dụ như lực tĩnh điện của điện trường. Sự di chuyển có thể tạo thành dòng điện. Cơ chế của chuyển động này tùy thuộc vào vật chất.

Độ dẫn điện có tên tiếng anh là Electro-conductivity (viết tắt là EC), là mức độ truyền tải dòng điện của một chất. Các hạt tích điện nhỏ, được gọi là ion, giúp mang điện tích đi qua một chất. Các ion này có điện tích dương hoặc âm. Càng có nhiều ion thì độ dẫn điện càng cao, ít ion hơn thì độ dẫn điện sẽ thấp hơn.

Đơn vị tính EC: microSiemens (µS) và milliSiemens (mS); 1000 microSiemens (µS) = 1 milliSiemen (mS).

Tại sao bạn nên kiểm tra EC của đất?

Quá trình kiểm tra đất là một bước hết sức quan trọng để đảm bảo các chất dinh dưỡng cần thiết luôn được cân bằng.

Đo độ pH của đất cho bạn hình dung tổng quan về lượng chất dinh dưỡng trong đất, trong khi độ dẫn (EC) cho biết hàm lượng thật sự về nó. Đo EC là cách tốt nhất để đo cường độ của các ion trong đất. Điều này giúp bạn theo dõi các chất dinh dưỡng đã có sẵn cho cây trồng

Thực vật có dung sai khác nhau đối với muối hòa tan và nồng độ dinh dưỡng. Các loại thực vật như đậu Hà Lan và các loại đậu rất nhạy cảm với dư lượng muối trong đất (EC phải dưới 2 mS/cm). Lúa mì và cà chua có khả năng chịu được độ dẫn cao hơn. Bông, rau bina và củ cải đường là những ví dụ về thực vật có dung sai EC rất cao; đất cho những cây này có thể lên tới 16 mS/cm trước khi làm giảm năng suất cây trồng. Nắm bắt được những điều này sẽ tạo ra sự cần đối phù hợp cho sự phát triển của cây trồng một cách tối ưu nhất.

Tầm quan trọng của EC trong thủy canh

Tầm quan trọng của EC trong thủy canh

Trong suốt quá trình tăng trưởng, cây hấp thu khoáng chất mà chúng cần. Do vậy luôn duy trì EC ở một mức ổn định cho phép là rất quan trọng.

Nếu dung dịch có chỉ số EC cao thì sự hấp thu nước của cây diễn ra nhanh hơn sự hấp thu khoáng chất. Điều này làm nồng độ dung dịch tăng cao và gây ngộ độc cho cây. Khi đó ta phải bổ sung thêm nước vào môi trường.

Ngược lại, nếu EC thấp, cây sẽ hấp thu khoáng chất nhanh hơn hấp thu nước. Khi đó, nồng độ dung dịch giảm mạnh, cây sẽ không được cung cấp đầy đủ khoáng chất, chậm lớn và phát triển kém.

Chỉ số EC cho một số loại cây

Cây trồng EC (ms/cm)
Cẩm chướng 2,4 – 5,0
Địa lan 0,6 – 1,5
Hoa hồng 1,5 – 2,4
Cà chua 2,4 – 5,0
Xà lách 0,6 – 1,5
Xà lách xoong 0,6 – 1,5
Cây chuối 1,5 – 2,4
Cây dứa 2,4 – 5,0
Dâu tây 1,5 – 2,4
Ớt 1,5 – 2,4

Một số yếu tố ảnh hưởng đến độ dẫn điện trong đất

Các chỉ số môi trường trong đất luôn được biến đối tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, độ dẫn điện cũng là một chỉ số dễ bị thay đổi bởi nhiều tác nhân. Các yếu tố phổ biến nhất là nhiệt độ, đất và độ ẩm, độ mặn, nước tưới, phân bón và độ sâu của đất.

Sự thay đổi nhiệt độ

Nhiệt độ của không khí, đất, nước ảnh hưởng rất nhiều đến độ dẫn điện. Hãy nhớ rằng EC của đất liên quan đến việc đo các ion trong mẫu. Những ion này sẽ rất kích thích khi nhiệt độ trở nên ấm hơn, vì vậy chúng hoạt động mạnh hơn. Các ion hoạt động nhiều hơn đồng nghĩa là các ion có khả năng dẫn điện tốt hơn. Vì vậy, độ dẫn điện của đất tăng lên. Khi nhiệt độ hạ xuống, các ion bình tĩnh lại và hoạt động chậm lại. Điều này làm giảm độ dẫn điện của đất.

Loại đất và độ ẩm không khí

Mỗi loại đất chứa một độ ẩm khác nhau, chính điều này gây ra sự khác nhau về độ EC của từng địa hình. Ví dụ như: Cát không giữ độ ẩm tốt, vì vậy nó có độ dẫn điện thấp hơn. Đất bùn, tương tự như kết cấu với bùn ướt trên bờ sông, cơ bản có độ dẫn cao, loại đất này có thể giữ nước tương đối tốt.Các loại đất giàu đất sét có độ dẫn điện cao hơn do chúng có thể giữ độ ẩm tốt, và những đất có độ dẫn trung bình có xu hướng có năng suất cây trồng lớn nhất, nó có thể giữ đủ nước và cũng có thể thoát nước đồng thời.

Nước tưới tiêu và Phân bón

Muối rất dẫn điện và sẽ làm tăng EC của đất. Nước được sử dụng để tưới cây sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của đất bằng cách tăng hoặc pha loãng các muối và chất dinh dưỡng sẵn có. Vì vậy nước tưới tiêu là một yếu độ có ảnh hưởng không nhỏ đến độ dẫn điện.

Mưa tự nhiên sẽ làm loãng lượng muối gần rễ cây. Điều này giúp giữ cho cây không bị “đốt cháy” bởi các muối và chất dinh dưỡng dư thừa, do rễ của thực vật bị tắc nghẽn bởi muối và chất dinh dưỡng. Cây không thể hấp thụ muối, điều này có thể làm cây còi cọc.

Nếu nước tưới có hàm lượng muối cao, muối có thể tích tụ trong các cánh đồng, làm tăng độ mặn và độ dẫn điện. Hầu hết với các cây trồng, độ dẫn được xem là tốt cho cây nếu không vượt quá 4 dS/m. Tuy nhiên, con số này sẽ khác nhau tùy theo từng loại cây trồng cụ thể.

Kết hợp với việc tưới tiêu thì quá trình bổ sung phân bón là một biến pháp không thể thiếu để kích thích cây trồng đạt mức tăng trưởng tối ưu. Phân bón giúp bổ sung các chất dinh dưỡng và muối vào đất. Các ion này có tính dẫn điện cao hơn của đất.

Độ sâu của đất

Một yếu tố có lẽ ít ai để ý tới nhưng lại có những ảnh hưởng không kém phần quan trọng chính là độ sâu của đất, chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến độ dẫn điện. Thực vật chỉ có thể phát triển ở tầng đất mặt, tầng đất giàu dinh dưỡng. Nếu nền đá hoặc đất sét quá gần bề mặt, điều này có thể làm tăng độ dẫn điện của đất. Điều quan trọng cần lưu ý là loại đất nào xung quanh (và phía dưới!) vùng đất trồng.

Đo độ dẫn điện của đất

Đo độ dẫn điện của đất

Độ dẫn điện toàn bộ của đất là đo tổng độ dẫn điện. Tổng độ dẫn điện bao gồm EC của đất, không khí và độ ẩm trong mẫu của bạn. Tất cả những thứ này mang các ion tích điện được đọc như EC. Việc kiểm tra này rất hữu ích; bạn có thể tính toán độ dẫn nước lỗ rỗng và độ dẫn trích xuất của bão hòa từ kết quả.

Cách đo Tổng EC:

  • Bước 1. Chọn vị trí cần đo.
  • Bước 2. Rửa đầu dò bằng nước khử ion, và đảm bảo nó khô.
  • Bước 3. Kiểm tra đất và đảm bảo đất ẩm.
  • Bước 4. Tạo một lỗ trong đất. Điều này giúp cho độ sâu cần đo được nhất quán.
  • Bước 5. Đưa đầu dò của bạn trực tiếp vào đất và đo.
  • Bước 6. Đọc kết quả

Đo EC giải phóng từ đất bão hòa được trong đất bùn:

Sử dụng chiết xuất đất bão hòa để kiểm tra EC của đất của bạn liên quan đến việc chuẩn bị mẫu nhiều hơn một chút. Nhưng phương pháp này mang lại kết quả chính xác. Đây là một cách tốt để định lượng độ mặn của đất. Đây là cách truyền thống để kiểm tra tính dẫn điện của đất. Đất có nhiều không gian giữa các hạt vật chất. Khoảng trống giữa các hạt đất có thể chứa không khí hoặc nước. Để bão hòa hoàn toàn một mẫu đất với nước có nghĩa là để điền vào tất cả các lỗ rỗng này với nước.

  • Bước 1. Lấy mẫu đất trồng cần đo.
  • Bước 2. Đảm bảo vật chứa đất đã được rửa sạch với nước khử ion và được để khô hoàn toàn!
  • Bước 3. Chọn một mẫu và trộn trong nước khử ion đến khi đất trở nên dính, hỗn hợp ướt. Bột nhão này phải có đủ nước để đất trở nên đặc (bùn đặc).
  • Bước 4. Đổ mẫu qua bộ lọc đặt trên phễu.
  • Bước 5. Khi mẫu được lọc, đổ một ít mẫu đã lọc vào cốc sạch để tráng rửa. Sau đó, đổ bỏ nước mẫu để tráng này.
  • Bước 6. Đổ đầy cốc với nước mẫu đã lọc rồi nhúng đầu dò
  • Bước 7. Rửa đầu dò bằng nước khử ion, và sau đó tráng với một ít mẫu.
  • Bước 8. Tiến hành đo và đọc kết quả.

Thiết bị đo độ dẫn điện EC

Bút đo độ dẫn (EC)

Có rất nhiều loại bút đo EC ra đời đáp ứng nhu cầu sử dụng cho từng mục đích khác nhau của khác hàng như: Bút đo dùng hai đầu điện cực hoặc sử dụng đầu dò bốn vòng… Một chiếc bút đo có thể được tích hợp nhiều chức năng khác nhau như vừa đọ độ dẫn điện EC và tổng chất rắn hòa tan (TDS), đo pH,… rất thuận lợi cho người sử dụng.

Ưu điểm: Dễ sử dụng, thiết kế nhỏ gọn, giá thành khá rẻ.

Nhược điểm: Thang đo giới hạn, phải chọn từng loại bút phù hợp từng mẫu.

Bút Đo Độ Dẫn (EC)

Nhiều tùy chọn cho phép người sử dụng chọn lựa phù hợp với nhu cầu kiểm tra của bạn. Thân nhựa hoặc thép bền giúp tuổi thọ lâu dài cho đầu dò. Các loại nhựa khác nhau hoạt động tốt nhất trong việc bảo vệ đầu dò của bạn khi đo trong phân bón. Có những lựa chọn không thấm nước.

Bút đo cũng có thể cảnh báo pin yếu giúp tránh phép đo không chính xác khi nguồn điện quá thấp. Nhiều bút đo có thể hiệu chuẩn chỉ 1 điểm duy nhất. Một số bút đo kết hợp có thể được hiệu chuẩn tất cả chỉ tiêu cùng lúc bằng Chế độ CAL nhanh.

Máy đo độ dẫn điện

Ưu điểm: Độ chính xác cao trong phòng thí nghiệm. Nhiều tùy chọn đa thông số hơn. Có thể tùy chỉnh

Nhược điểm: Cần nhiều bước và đòi hỏi chuyên môn cao hơn khi sử dụng và giá thành đắt hơn so với bút đo. Chúng mang lại độ chính xác trong phòng thí nghiệm cũng như hiện trường. Những máy đo này khác nhau về thiết kế và chức năng. Một số có thiết kế hai nút đơn giản, trong khi một số khác có quyền truy cập menu chi tiết. Hầu hết các máy đo độ dẫn điện cầm tay trong đất có thể kiểm tra nhiều thông số cùng một lúc. Có tùy chọn chống thấm nước.

Máy đo độ dẫn cầm tay

Máy đo độ dẫn điện có 2 đầu dẫn điện đo độ 2 cực và 4 cực

Đối với đầu dò 2 cực:

  • Độ dẫn điện có thể được đo bằng cách sử dụng đầu dò hai điện cực. Điều này còn được gọi là điện cực amperometric. Đầu dò này rẻ và rất linh hoạt. Hai điện cực trong đầu dò được làm bằng vật liệu không phản ứng. Điều này rất quan trọng để tránh ăn mòn hoặc phản ứng với mẫu của bạn
  • Có một khoảng cách giữa các điện cực để ổn định. Nếu điện cực trong đầu dò bị cong sẽ mang lại kết quả không chính xác. Vệ sinh cẩn thận để không có cặn trên bề mặt cũng như tránh làm hư bề mặt điện cực. Lớp cặn mỏng có thể tích tụ trên bề mặt của điện cực sẽ làm kết quả đo không chính xác.

Đối với đầu dò 4 cực:

  • Đầu dò độ dẫn điện bốn vòng, hoặc đầu dò phân thế, hoạt động khác với đầu dò hai điện cực.
  • Đầu dò này hoạt động bằng cách sử dụng 4 vòng kim loại xung quanh thân bên trong của đầu dò. Hai vòng giữa hoạt động như các điện cực cảm ứng, và hai vòng ngoài hoạt động như các điện cực truyền động.

Nơi mua thiết bị đo độ dẫn uy tín, chất lượng

Thiết bị đo độ dẫn điện là một trong những thiết bị được sử dụng khá phổ biến hiện nay, nhất là trong sản xuất. Vậy đâu mới là nơi cung cấp các thiết bị này đảm bảo chất lượng tốt nhất? Là một địa chỉ được nhiều người tin tưởng hợp tác. CHỢ LAB tự hào là một trong những đơn vị chuyên phân phối các thiết bị thí nghiệm hàng đầu Việt Nam. Với kinh nghiệm nhiều năm cùng với đội ngũ kĩ thuật chuyên môn cao, chúng tôi tin rằng sẽ đem đến cho bạn những sản phẩm tốt nhất với giá cả cạnh tranh.

Trên đây là những thông tin tổng quan liên quan đến độ dẫn điện và thiết bị đo độ dẫn điện. Chúng tôi hy vọng qua bài viết này sẽ mang lại cho bạn những thông tin bổ ích và cần thiết về khái niệm độ dẫn EC. Nếu có bất kì thắc mắc nào về bài viết cũng như có nhu cầu mua sản phẩm, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.